Hotline: 0902117118
SMS: 0902117118Nhắn tin FacebookZalo: 0123456789

    Không có sản phẩm nào.

NÊN CHỌN BẾP TỪ HAY BẾP HỒNG NGOẠI

1, Bếp từ là gì? Nên mua bếp từ khi nào

Bếp từ hay còn gọi là bếp điện từ, với nguyên lý khi bếp bắt đầu hoạt động, dòng điện sẽ chạy qua cuộn dây đồng đặt dưới mặt kính bếp và sinh ra dòng từ trường trong phạm vi vài milimet trên mặt bếp, từ đó đun nóng nồi có đế nhiễm từ và làm chín thức ăn.

Công suất hoạt động của bếp điện từ là 2000 W – 2100 W với ưu điểm là kiểu dáng nhỏ gọn, nấu ăn nhanh, dễ dàng vệ sinh

Bếp từ thích hợp để nấu các món nhanh và đơn giản như canh, lẩu, soup. Tất nhiên nấu các món khác cũng được nhưng đối với các món rim kho hay ninh hầm cần mức nhiệt nhỏ, ổn định thì không phù hợp lắm. Do nhiệt độ không ổn định và tập trung ở đáy nồi nên các món chiên, xào cũng dễ bị cháy thức ăn ở giữa. Đặc biệt, bếp từ thì không thể nướng thức ăn được.

Bếp từ nguội nhanh sau khi nấu, chỉ hoạt động khi có nồi nấu thích hợp, mặt bếp từ không nóng hoặc chỉ nóng rất ít khi nấu thức ăn nên không lo bị bỏng nếu lỡ tay chạm vào

Chọn bếp từ khi:

- Không ngại sắm thêm nồi chảo.

- Thích chọn loại bếp nấu ăn nhanh và cho môi trường nấu an toàn, mát mẻ hơn.

 

2, Bếp hồng ngoại là gì? Nên mua bếp hồng ngoại khi nào

Bếp hồng ngoại hoạt động dựa vào dòng điện đốt nóng các lõi điện bên trong để tạo ra nhiệt rồi truyền đến mặt bếp, nhiệt làm nóng đáy nồi và nấu chín thức ăn.

công suất hoạt động của bếp hồng ngoại là 1800W - 2200W. Mặt bếp làm bằng kính cường lực, lớp kính không những hỗ trợ cho bếp hoạt động tốt hơn mà còn giúp chị em nội trợ vệ sinh bếp dễ dàng hơn. Sau khi nấu ăn xong, với những vết bẩn bạn chỉ cần sử dụng một khăn ẩm mềm lau chùi qua là bếp sẽ được làm sạch ngay.

Bếp hồng ngoại nếu mà dùng để nấu các món canh, lẩu, soup không được nhanh bằng bếp từ. Nhưng bù lại bếp hồng ngoại làm rất tốt các món rim, kho, ninh hầm và cả chiên, xào. Người dùng còn có thể nướng thức ăn trên mặt bếp nhưng cũng nên hạn chế vì sẽ khó khăn để vệ sinh vết cháy trên mặt bếp.

Bếp hồng ngoại sẽ sử dụng được đa dạng các loại nồi nấu hơn, có thể sử dụng được nồi inox, gang, đất, thủy tinh hay nhôm... Trong khi đó bếp từ chỉ dùng được cho nồi chảo có đáy nhiễm từ tính (nồi hút được nam châm) mà thôi.

Mặt bếp hồng ngoại thì lại rất nóng nên sẽ dễ bị bỏng nếu lỡ chạm tay vào mặt bếp trong lúc đang nấu hoặc sau khi nấu.

Chọn bếp hồng ngoại thích hợp hơn khi:

- Người mua muốn tiết kiệm chi phí, tận dụng được các nồi chảo sẵn có của gia đình.

- Có nhu cầu chế biến các món nướng.

- Không bận tâm gian bếp sẽ nóng khi nấu ăn.

- Thường hay nấu các món kho, rim.

3, Một số câu hỏi về bếp từ và bếp hồng ngoại

#1 Bếp từ có hại sức khỏe không?

Bếp từ phát sinh ra nhiệt bằng cảm ứng sóng điện từ, sóng này khi phát ra ở tần số cực thấp, chỉ giới hạn trong phạm vi mặt bếp, không lan rộng ra ngoài, để bảo đảm sóng tập trung làm nóng dụng cụ nấu tiếp xúc trực tiếp với mặt bếp, tăng hiệu suất đun nấu. Vì phạm vi thất thoát nhiệt, khả năng lan tỏa của sóng thấp nên sóng này không gây hại cho sức khỏe của người sử dụng. Tuy vậy với người có tiền sử bị bệnh tim, huyết áp nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bếp từ để đảm bảo an toàn.

#2 Làm thế nào để tôi sử dụng bếp từ an toàn nhất?

+ Công suất bếp từ thường lớn nên sử dụng ổ cắm riêng, không cắm phích bếp từ chung với thiết bị điện tử khác.

+ Tạo sự thông thoáng ở vị trí đặt bếp, không đặt sát tường, không đặt nhiều vật dụng xung quanh, khoảng cách tốt nhất là cách các vật dụng khác 5 cm, cách tường 15 cm.

+ Không đặt bếp điện từ gần bếp than, bếp than sẽ làm bếp điện từ bị mục, các thiết bị điện tử gần đó có khả năng bị hư hỏng.

+ Trong phạm vi 3m lấy bếp điện từ làm trung tâm không đặt tivi, camera, hay các vật dụng dễ nhiễm từ sẽ dễ bị hỏng các thiết bị này.

+ Khi đang sử dụng bếp điện từ không nên đặt những vật bằng sắt hay các vật dễ bị nhiễm từ gần bếp như dao, muỗng, tô bằng sắt… để bảo đảm an toàn, tránh phỏng hay cháy nổ.

+ Bếp kén nồi nên các dụng cụ nấu làm bằng sắt, có từ tính như nồi sắt, chảo thép mới dùng được trên bếp từ, các loại nồi khác làm bằng chất liệu khác như thủy tinh, đất, nhôm, dùng được trên bếp từ khi có đĩa chuyển đổi nhiệt.

+ Không để dụng cụ nấu không có thức ăn bên trong ở trên bếp quá lâu, không tốt cho cả dụng cụ nấu và bếp điện từ.

+ Không để bếp quá nóng, khi nhiệt độ bếp cao cần tắt bếp, để nguội ít nhất 10 phút trước khi nấu ăn tiếp.

+ Nếu bếp bị lỗi hoặc có dấu hiệu hư hỏng bên trong bếp, bạn ngắt nguồn điện, đêm bếp đến trung tâm sửa chữa, không tự tháo mở sửa chữa.

+ Khi nấu ăn xong, tắt bếp, để nguội, vệ sinh bếp từ với khăn mềm, với những vết bẩn khó lau chùi dùng dụng cụ chuyên dụng vệ sinh để tránh làm hỏng mặt kính của bếp.

#3 Bếp hồng ngoại có hại không?

Bếp hồng ngoại hoạt động nhờ vào bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại, vậy tia hồng ngoại là gì? Thực ra tia hồng ngoại có khả năng sinh nhiệt, hay còn là tia nhiệt, là bức xạ điện từ có bước sóng dài hơn ánh sáng khả kiến (có thể nhìn thấy được) nhưng ngắn hơn tia bức xạ vi ba (có trong lò vi sóng). “Hồng ngoại" trong tia hồng ngoại có nghĩa là "ngoài mức đỏ” và không thể nhìn thấy được bằng mắt thông thường.

Bên cạnh việc ứng dụng để tạo nhiệt trong bếp hồng ngoại thì từ lâu nó đã được sử dụng để chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp. Vì thế tia này hoàn toàn không hề gây hại gì cho sức khỏe chúng ta.

#4 Dùng bếp hồng ngoại có tốn điện không?

Bếp hồng ngoại và nhiều loại bếp sử dụng điện khác thường được trang bị công suất điện khá cao. Một chiếc bếp hồng ngoại sẽ có công suất tối đa 2.000W. Nếu nấu ở mức nhiệt tối đa liên tục trong 1 tiếng sẽ mất khoảng 3 ngàn đồng (với điện hộ gia đình).

Tuy nhiên, để nấu các món ăn hằng ngày, mức nhiệt chọn nấu thường chỉ dao động trong khoảng 800W - 1.000W mà thôi nên cũng không tiêu tốn quá nhiều điện năng. Ngoài ra, cơ chế hoạt động của bếp hồng ngoại là truyền nhiệt lượng trực tiếp vào đáy nồi giúp thực phẩm chín rất nhanh, do vậy, lượng nhiệt sẽ không bị thất thoát ra ngoài. Chính vì thế mà đun nấu trên bếp hồng ngoại sẽ không tốn quá nhiều điện.